Hoạt động
Lễ hội đã hiện diện trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân loại từ bao đời nay, lễ hội đã ăn sâu trong tâm thức người dân Việt Nam nói chung, người dân Đà Nẵng nói riêng. Lễ hội ở Đà Nẵng có thể được phân chia theo các dạng thức sau : Lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo - tín ngưỡng và lễ hội đương đại.

Nhìn chung công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được các cấp, các ngành và các địa phương triển khai có hiệu quả, ngày càng đi vào nề nếp…phát huy được tính dân chủ và và xã hội trong các hoạt động lễ hội, góp phần xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc cơ sở.
Nhắc đến lễ hội Cầu Ngư là người ta thường nhắc đến lễ hội Cá Ông ( hay còn gọi là lễ tế Cá Voi) – một trong những lễ hội lớn nhất của ngư dân thành phố Đà Nẵng. Lễ hội Cầu ngư được tổ chức ở những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp...
Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hàng năm vào ngày 19/2 Âm lịch tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm.
Theo phong tục người Việt, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám hằng năm – tính theo lịch ta. Tháng tám âm lịch theo truyền thuyết là đêm thu đẹp nhất trong năm vì trăng thật to tròn, sáng và đẹp.
Làng An Hải, nguyên xưa có tên là xã Phước Vang, thuộc tổng Phước Châu thượng, huyện Hoà Vinh (Hoà Vang), đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) được cải danh xưng là xã An Hải, thuộc tổng An Lưu hạ, huyện Diên Phước.
​Làng Túy Loan được xem là một trong số ít những ngôi làng còn lưu lại những dấu tích cổ xưa nhiều nhất tại Việt Nam, hiện làng Túy Loan đã có trên 500 năm tuổi. Nằm bên dòng sông Túy Loan, cách tuyến Quốc lộ 14B qua địa phận xã Hòa Khương (Hòa Vang, Đà Nẵng) chừng chưa đầy 1 km, trải qua bao thăng trầm thời gian, đình làng Túy Loan tuy không còn giữ được nguyên trạng nhưng vẫn còn vẻ uy nghi vốn có.
Lễ rước Mục Đồng - lễ hội dành cho trẻ chăn trâu được tổ chức ở làng Phong Lệ, Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Ba năm một lần, dân làng lại tổ chức một lễ trọng: lễ rước mục đồng. Lễ diễn ra trong hai ngày cuối tháng ba âm lịch nhằm cầu một vụ mùa bội thu.
Lễ hội đua thuyền, diễn ra vào tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại Quận Liên Chiểu, với ước muốn cầu mong mưa thuận, gió hòa. Theo ông cha kể lại, người xưa tổ chức Lễ hội đua thuyền vào ngày đầu xuân để khai thông sông rạch với ước muốn cầu mong mưa thuận, gió hòa. Làng nào giành chiến thắng trong cuộc đua thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt.
Lễ hội pháo hoa là một sự kiện văn hóa mang tầm cỡ quốc tế, được Trung tâm Sách kỷ lục quốc gia công nhận Kỷ lục Việt Nam. Lễ hội diễn ra vào tối 29 và 30/4 hàng năm tại Đà Nẵng, được chờ đón bằng sự kỳ vọng của người dân nơi đây và cả khách du lịch
Cứ mỗi độ xuân về, làng Hòa Mỹ lại rợp cờ hoa đón mừng dòng người muôn nơi nô nức về trẩy hội. Địa danh Hoà Mỹ được xác lập trên bản đồ đất nước từ năm 1825 (năm Minh Mạng thứ 5), nay là khối phố Hoà Mỹ, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.